Nhân ngày sách Việt Nam, mạn đàm về việc Phát triển Văn hóa Đọc trong nhà trường Tiểu học
NHÂN NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21/4
Mạn đàm về việc Phát triển Văn hóa Đọc trong nhà trường Tiểu học
I. Giới thiệu
- Mục tiêu chính của giáo dục là phát triển toàn diện cho học sinh, và việc phát triển văn hóa đọc đóng vai trò quan trọng trong quá trình này;
- Sách vừa là một người bạn, người thầy, là kho tàng tri thức của nhân loại để chúng ta tiềm hiểu, nghiên cứu, học tập hằng ngày.
II. Tầm quan trọng của Văn hóa Đọc
1. Kỹ năng cơ bản: Văn hóa đọc là nền tảng cho việc học tập ở mọi lĩnh vực. Học sinh cần có khả năng đọc hiểu để tiếp cận kiến thức từ các nguồn sách và tài liệu khác nhau.
2. Sự phát triển tư duy: Đọc giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện, khả năng phân tích và suy luận từ thông tin mà họ đọc được.
3. Mở rộng tri thức: Bằng cách đọc sách, học sinh được tiếp cận với thế giới xung quanh, mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình về các chủ đề đa dạng.
III. Một vài con số thống kê tỷ lệ người đọc sách
Israel
Đối với người dân Israel, việc đọc sách không chỉ là thói quen mà là nhu cầu tự nhiên như hơi thở. Đất nước Trung Đông này có hai chỉ số về sách cao nhất thế giới là số lượng sách xuất bản theo đầu người và số người trẻ đọc sách.
Tại Israel, để khuyến khích trẻ đọc sách, cha mẹ thường xuyên dẫn trẻ đi mua sách hoặc đến thư viện. Nhờ truyền thống này mà đọc sách đã trở thành thói quen thường nhật của người Do Thái. Ngoài ra, các bà mẹ Do Thái còn gieo cho con tiềm thức về sự “ngọt ngào” của sách bằng cách nhỏ vài giọt mật lên những trang sách và cho trẻ liếm. Thậm chí, họ còn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc chúng.
Ở Israel cứ 4.500 người sẽ có một thư viện với các đầu sách cực kỳ quý giá, trong số đó khoảng hơn 1.000 là thư viện công cộng.
Quốc gia này còn có một ngày được đặt tên là Sabbath - ngày nghỉ ngơi. Trong ngày này, khi tất cả hoạt động kinh doanh giải trí đều dừng lại, thậm chí các hãng hàng không ngừng bay, phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động… thì nhà sách được ưu tiên mở cửa.
Nhật Bản
Ước tính mỗi năm Nhật Bản xuất bản 43.000 đầu sách. Như vậy, bình quân mỗi năm một người dân đọc hơn 10 cuốn sách. Đặc biệt, người Nhật có thói quen tranh thủ đọc sách ở mọi không gian chờ: Đường phố, bến xe bus, trên tàu điện ngầm… thói quen này đã hình thành văn hóa đọc đứng - Tachiyomi.

Trên những chuyến tàu điện ngầm ở Nhật, mọi người sẽ đọc sách thay vì chúi mặt vào màn hình điện thoại (Ảnh: Shutterstock)
Tại một nước yêu sách như Nhật Bản, những cửa hàng bán sách cũng hiện diện ở mọi nơi. Số lượng sách và tạp chí phát hành tại Nhật Bản vẫn gia tăng đều đặn, trên 7% mỗi năm. Đây là con số đáng mơ ước đối với nhiều quốc gia.
Ngoài ra, các quầy sách cũ cũng không mai một. Tại thủ đô Tokyo còn có cả một quảng trường rộng ở khu phố Kanda dành riêng để dựng các quầy sách cũ với đủ các loại sách báo khác nhau. Thậm chí, trong những quầy này còn có cả các loại sách báo chuyên ngành với mức giá cực rẻ.
Ấn Độ
Nhà nước Ấn Độ đã thành lập Quỹ Thư viện Raja Rammohun Roy. Quỹ đã được tạo ra như một cơ quan độc lập thuộc Cục Văn hóa, do Bộ Giáo dục quản lý. Trong vòng 10 năm (từ năm 1972 đến 1982), Quỹ Raja Rammohan Roy đã cung cấp 250 triệu rupee (trị giá 31,79 triệu USD) để hỗ trợ 15.000 thư viện nông thôn. Nhờ đó, đến năm 1989, Ấn Độ đã có 7.180 thư viện và 18.000 điểm phục vụ... Các bộ sưu tập của Thư viện Quốc gia Calcutta đã được tăng lên đáng kể.
Thời gian đọc sách trung bình mỗi tuần của một người Ấn Độ lên đến gần 11 giờ. Mặc dù là quốc gia có trình độ dân trí giữa các tầng lớp rất cách biệt, số người biết chữ chỉ chiếm 27,4% dân số nhưng có đến 25% người trẻ đọc sách thường xuyên và 49% số người được đi học đọc sách như một cách giải trí.
Cộng hòa Liên bang Đức
Là một trong những cái nôi của báo chí và văn học thế giới, nước Đức có nền văn hóa đọc vẫn giữ được mức ổn định ở thời đại công nghệ thông tin áp đảo hiện nay. Trong một khảo sát tháng 7/2015 với 25.000 người từ 14 tuổi trở lên có đến 7/10 người (68,7%) thích đọc sách và thường xuyên đọc; 3/10 (29.6%) đặc biệt đam mê sách. Trung bình, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần.
Hàng năm, quốc gia này có hơn 90.000 cuốn sách mới được xuất bản. Đức cũng là quốc gia có mật độ cửa hàng sách trên đầu người cao nhất thế giới. Trung bình 17.000 người Đức thì có một cửa hàng sách.
Đọc sách là nhu cầu hằng ngày của người Đức (Ảnh:GHIL Library)
Đối với giới trẻ Đức, việc đọc sách cũng được yêu thích như uống bia. Dù là đất nước phát triển về công nghệ, Đức luôn khuyến khích người dân đọc sách in. Thực tế, người Đức thích đọc sách giấy hơn là sử dụng thiết bị đọc sách điện tử. Những năm gần đây, người Đức quan tâm nhiều hơn đến thư viện.
Chính quyền nhiều thành phố trích từ ngân sách kinh phí lớn hơn để chi cho các thư viện. Ở Đức hiện có gần 11.000 thư viện. Điều đặc biệt là người dân Đức đến thư viện nhiều hơn cả rạp phim và sân vận động. Nnăm 2009 chỉ có 70 triệu lượt người Đức đến sân vận động, 146 triệu lượt người đi xem phim nhưng có đến 200 triệu lượt người đến thư viện đọc sách.
Đông Nam Á
Các quốc gia trong danh sách đọc sách nhiều nhất thế giới tại khu vực Đông Nam Á có thể kể đến là Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Ở Thái Lan, một khảo sát trên 55.000 người chỉ ra thời gian đọc trung bình ở các độ tuổi lần lượt là: 71 phút/tuần với trẻ em, 94 phút/tuần với thanh nhiên, 61 phút/tuần với người lao động... Thêm vào đó, 81,8% dân số Thái Lan từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách. Đặc biệt, nhóm đọc nhiều nhất là trẻ em từ 6 - 12 tuổi.
Còn ở Malaysia, học sinh tiểu học luôn đọc sách 15 phút trước khi vào giờ học. Trung bình một người Malaysia đọc 17 cuốn sách một năm.
Ở Việt Nam: có 30% tỷ lệ người đọc sách thường xuyên, 26% tỷ lệ người không đọc sách và 44% tỷ lệ người thỉnh thoảng mới đọc sách; trung bình 01 người VN đọc 04 cuốn sách/01 năm, trong đó có 02 cuốn SGK. Con số này thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới.
IV. Cách thức phát triển Văn hóa Đọc trong Trường học Tiểu học
1. Xây dựng môi trường đọc: Tạo ra một môi trường học tập đọc hứng thú và thân thiện, với các góc sách đa dạng và khu vực đọc yên tĩnh.
2. Khuyến khích việc đọc: Tổ chức các hoạt động đọc sách, câu chuyện kể, và buổi thảo luận về sách để khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc.
3. Chọn lựa tài liệu phù hợp: Lựa chọn sách và tài liệu phù hợp với độ tuổi và sở thích của học sinh, từ sách tranh đến truyện ngắn và các tài liệu phi hư cấu.
4. Tạo điều kiện cho việc tự đọc: Hướng dẫn học sinh cách tự chọn sách và tự đọc, khuyến khích việc đọc ở nhà và thiết lập thói quen đọc hàng ngày.
V. Một số giải pháp cụ thể để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường tiểu học
1. Chương trình đọc hứng thú:
- Thiết kế một chương trình đọc hứng thú và đa dạng, bao gồm cả sách tranh, truyện ngắn, sách thông tin và tiểu sử.
- Xây dựng một kế hoạch học đọc đa dạng, từ việc đọc cùng lớp đến đọc cá nhân.
2. Thư viện lớp và thư viện trường:
- Tăng cường và duy trì các kho sách đa dạng và phong phú ở cấp lớp và cấp trường.
- Tổ chức thường xuyên việc mở cửa thư viện để học sinh có cơ hội tiếp cận và mượn sách.
3. Hoạt động đọc hằng ngày:
- Tổ chức thời gian đọc hằng ngày trong lịch trình của lớp học, như việc đọc sách trước giờ học bắt đầu hoặc đọc cùng nhau vào cuối ngày.
4. Các sự kiện văn hóa đọc:
- Tổ chức các sự kiện văn hóa đọc như buổi triển lãm sách, ngày sách, tuần sách để tạo sự hứng thú và khuyến khích việc đọc.
5. Cải thiện cơ sở vật chất:
- Đầu tư vào cơ sở vật chất, bao gồm cả không gian đọc thoải mái, bàn ghế và ánh sáng tốt để tạo ra một môi trường học đọc thuận lợi và hứng thú.
6. Hợp tác với phụ huynh:
- Tạo kênh thông tin và tương tác với phụ huynh để họ có thể hỗ trợ việc đọc ở nhà và đọc cùng con.
7. Đa dạng hóa hình thức đọc:
- Khuyến khích việc đọc từ nhiều nguồn khác nhau như sách giấy, sách điện tử, sách nói và truyện tranh.
8. Tạo ra các cuộc thi và thách thức đọc:
- Tổ chức các cuộc thi đọc và thách thức như đọc sách nhiều nhất, viết bài luận về sách yêu thích, hoặc thực hiện bài thuyết trình về một đầu sách.
Những giải pháp này có thể giúp nhà trường tiểu học tạo ra một môi trường học đọc tích cực và hỗ trợ sự phát triển văn hóa đọc của học sinh.
VI. Kết luận
- Phát triển văn hóa đọc trong trường học tiểu học là một yếu tố quan trọng để tạo nên nền tảng vững chắc cho sự học tập và phát triển của học sinh.
- Bằng cách tạo ra một môi trường đọc hứng thú và khuyến khích việc đọc, chúng ta có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng và tư duy cần thiết cho tương lai.
- Thiết nghĩ, toàn xã hội chúng ta nên chung tay đẩy mạnh và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường tiểu học. Văn hóa đọc phải đi trước một bước trong việc dạy học và giáo dục vì sự phát triển chung của văn hóa và kinh tế của toàn dân tộc.
Người viết
Dương Trần Quang
|